Cở sở tại Hà Nội
14 Nguyễn Đình Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội .
Cở sở tại Nghệ An
21 đường Vệ Định - Cửa Nam- TP.Vinh - Nghệ An.
Hiện nay nhiều hãng sản xuất đã trang bị tính năng tự động vệ sinh cho sản phẩm điều hòa của mình.Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem có nên mua điều hòa tự vệ sinh trong bài viết này nhé!
Tự vệ sinh điều hòa là một trong những tiện ích được nhà sản xuất trang bị trên một số dòng điều hòa hiện nay. Nó có thể làm sạch môi trường bên trong máy, để tạo ra bầu không khí trong lành, an toàn và tiết kiệm một số chi phí cho người dùng.
Cơ chế hoạt động cơ bản của chức năng này: điều hòa sau khi được tắt, cánh quạt bên trong sẽ vẫn tiếp tục hoạt động. Gió thổi từ quạt sẽ làm hong khô dàn máy bên trong, đồng thời loại bỏ toàn bộ vi khuẩn bám trên bề mặt của các lá tản nhiệt theo đường ống thoát nước ra ngoài.
Việc vệ sinh điều hòa định kỳ để tránh bụi bẩn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình và công suất hoạt động của máy. Dưới đây là những tình trạng mà bạn có thể tránh được khi vệ sinh điều hòa thường xuyên :
Màng lọc điều hòa là một trong những bộ phận giúp loại bỏ vi khuẩn, thanh lọc không khí, góp phần làm cho căn phòng của bạn trở nên sạch sẽ, an toàn.
Nhưng qua một thời gian sử dụng, màng lọc sẽ bị bám nhiều bụi bẩn làm khả năng lọc không khí của điều hòa suy giảm. Hơn nữa, nó còn có nguy cơ trở thành nơi phát triển của nhiều vi khuẩn gây hại đến sức khỏe của người dùng.
Nếu không thực hiện vệ sinh điều hòa định kỳ, sau một thời gian hoạt động, khả năng làm lạnh của máy sẽ giảm do bụi bẩn. Tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu bụi bám càng nhiều khiến điều hòa không lạnh.
Khi đó, nhu cầu làm lạnh của người dùng vừa không đáp ứng được, mà còn dẫn đến chi phí tiền điện trong gia đình gia tăng đột biến vì điều hòa phải chạy với công suất cao.
Việc điều hòa phải hoạt động với công suất tối đa do bụi bẩn trong thời gian dài, điều đó sẽ dẫn đến tuổi thọ và độ bền bị suy giảm.
Thậm chí bụi bám càng dày sẽ khiến dàn nóng không thể tản nhiệt một cách tối ưu và đôi lúc bị quá tải hay ngắt máy đột ngột.
Tính năng này rất thích hợp với người dùng bận rộn, việc sở hữu một chiếc điều hòa có tính năng tự vệ sinh sẽ giúp bạn làm sạch điều hòa một cách dễ dàng.
Bạn có thể khởi động tính năng này bằng một nút bấm thay vì ngồi chờ thợ vệ sinh điều hòa đến hỗ trợ vừa tốn thời gian vừa tốn chi phí.
Hiện nay chi phí cho dịch vụ vệ sinh điều hòa mỗi lần như vậy là không nhỏ (khoảng 150.000 - 300.000 VNĐ hoặc đối với những máy có công suất lớn thậm chí có thể nhiều hơn).
Với tính năng tự động vệ sinh này, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí vệ sinh máy không nhỏ. Chưa kể đến nếu gọi phải thợ không uy tín, bạn còn có nguy cơ bị họ lừa vì bạn không rành về công nghệ điều hòa.
Xem thêm: Dịch vụ vệ sinh điều hòa tại Vinh
Một trong những lợi ích quan trọng mà chức năng này mang lại đó là việc vệ sinh máy có thể thực hiện thường xuyên hay bất kể khi nào bạn muốn.
Từ đó, điều hòa sẽ trở nên sạch sẽ, ít đóng bụi bẩn và vi khuẩn hơn. Chất lượng không khí trong gia đình cũng sẽ được nâng cao, giúp bảo vệ sức khỏe của những người thân xung quanh bạn.
điều hòa bị bụi bám sẽ khiến khả năng làm lạnh của thiết bị ngày càng kém hiệu quả, khi đó máy sẽ làm lạnh chậm hơn, phải chạy nhiều hơn. Không những gây tốn điện mà còn ảnh hưởng đến độ bền của máy.
Nếu bạn sử dụng tính năng tự vệ sinh trên điều hòa một cách thường xuyên thì những bộ phận bên trong của máy sẽ luôn được giữ sạch sẽ. Do đó, nó giúp tăng hiệu suất làm lạnh và tiết kiệm tiền điện, bên cạnh đó độ bền sản phẩm cũng sẽ cao hơn.
Hy vọng những thông tin phía trên đã giúp bạn biết được những thông tin hữu ích về tính năng tự vệ sinh của các dòng điều hòa. Từ đó đưa ra được sự lựa chọn cho phù hợp bạn nhé!
Tin liên quan
☀ Bảng mã lỗi máy giặt LG và cách khắc phục
☀ Cách làm quần áo khô nhanh hơn bằng máy sấy quần áo
☀ Sấy bằng máy sấy quần áo có khiến quần áo bạc màu không?
☀ Lỗi E2 máy giặt Sharp là gì và cách sửa lỗi chi tiết
☀ Cách sửa lỗi CL máy giặt LG nhanh chóng
☀ Tổng hợp mã lỗi máy giặt Casper đầy đủ nhất
☀ Cách sửa lỗi AE trên máy giặt LG nhanh chóng
☀ Cách khắc phục máy giặt LG báo lỗi FF