Các mã lỗi trên bếp hồng ngoại Sanaky

Tham khảo bài viết sau đây của Bệnh Viện Điện Máy để có thể tự xử lý các lỗi thường gặp ở bếp hồng ngoại Sanaky hiệu quả nhất nhé!

1. Mã lỗi E1 và E2

Nguyên nhân: Bếp hồng ngoại trong khi đang sử dụng hoặc vừa khởi động, người dùng thấy bếp hồng ngoại không hoạt động, trên màn hình hiển thị xuất hiện mã lỗi “E1” hoặc “E2”. Khi bếp hiện 2 mã lỗi này, có nghĩa sự cố cảm ứng nhiệt đã phát sinh, linh kiện bên trong sản phẩm có vấn đề. Bạn không thể tự mình xử lý lỗi này ở bếp hồng ngoại.

Cách khắc phục: Tắt bếp hồng ngoại và rút dây điện nguồn, liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc nơi bạn mua bếp hồng ngoại Sanaky để tiến hành sữa chữa. Vì sự cố này bạn không thể tự khắc phục ở nhà.

Bếp sanaky

2. Mã lỗi E3

Nguyên nhân: Quạt tản nhiệt của bếp hồng ngoại bị hư.

Cách khắc phục: Ngắt nguồn điện và liên hệ với trung tâm bảo hành để kiểm tra hoặc thay mới quạt nếu cần thiết. Tuyệt đối, không tự ý tháo lắp bếp khi không phải thợ chuyên nghiệp.

3. Mã lỗi E4

Nguyên nhân: Điện áp quá thấp, khi nguồn điện có điên áp dưới 170 V thì bếp hồng ngoại Sanaky sẽ không hoạt động và màn hình sẽ hiển thị lỗi E4.

Khắc phục: Tắt bếp hồng ngoại, rút dây cắm, kiểm tra nguồn điện và cắm dây điện nguồn của bếp vào ổ điện khác để xem bếp có hoạt động không hoặc sử dụng một chiếc ổn áp để ổn định nguồn điện.

4. Mã lỗi E5

Nguyên nhân: Điện áp quá cao trên 260 V, vượt quá mức điện áp an toàn cần cho bếp hồng ngoại hoạt động thì màn hình sẽ hiện thị lỗi E5.

Khắc phục: Đầu tiện bạn cũng tắt bếp, kiểm tra lại nguồn điện, sử dụng một ổn áp để ổn định nguồn điện đi vào bếp, khi mở bếp lên lỗi này sẽ không xuất hiện và bạn có thể tiếp tục nấu ăn như bình thường. Nếu lỗi bếp hồng ngoại vẫn còn, tắt sản phẩm và gọi cho trung tâm bảo hành.

5. Mã lỗi E6

Nguyên nhân: Bếp quá nóng do sử dụng công suất lớn hoặc hoạt động liên tiếp trong thời gian dài.

Khắc phục: Kiểm tra quạt giải nhiệt có đang hoạt động, xung quanh bếp các lỗ thoát khí, thông hơi có bị bịt kín, cần tạo sự thông thoáng cho bếp, tắt bếp, nhấc dụng cụ nấu khỏi bếp, để bếp nguội ít nhất 10 phút trước khi bật bếp và nấu ăn tiếp.

6. Mã lỗi E7

Nguyên nhân: Hở mạch điện.

Khắc phục: Liên hệ trung tâm bảo hành hoặc tiệm sửa chữa để xử lý. Bạn không được tự ý sửa chữa lỗi thuộc bo mạch bên trong bếp.

7. Mã lỗi E8

Nguyên nhân: Hở điện trở.

Khắc phục: Tương tự như lỗi E7, hãy liên hệ ngay với trung tâm bảo hành hoặc tiệm sửa chữa để xử lý.

8. Mã lỗi E9

Nguyên nhân: Không kiểm soát được nhiệt độ bếp do đèn báo độ nóng không sáng hoặc dụng cụ nấu có đáy không bằng phẳng.

Khắc phục: Chọn lại dụng cụ nấu có phần đáy bằng phẳng, trường hợp nguyên nhân do đèn báo độ nóng thì kiểm tra lại đèn báo độ nóng khi bật bếp lên.

9. Lỗi nhấn/chạm biểu tượng “ON/OFF” nhưng đèn không sáng

Nguyên nhân: Khi người dùng nhấn/chạm vào biểu tượng “ON/OFF” trên bảng điều khiển thì đèn không thấy sáng, lặp lại động tác nhiều lần cũng cho kết quả tương tự.

Cách khắc phục: Bạn kiểm tra xem dây điện nguồn đã cắm vào ổ điện chưa, nếu chưa cắm hoặc cắm bị lỏng thì cắm lại, bếp sẽ hoạt động ngay.

Xem thêm: Dịch vụ sửa bếp từ tại Vinh - Nghệ An

Tin liên quan

Top 5 quạt điện tốt nhất hiện nay

Quạt và máy lạnh cái nào tốn điện hơn?

10 chức năng không ngờ tới của máy hút bụi

Có nên luộc trứng trong lò vi sóng?

3 cách vệ sinh bề mặt bếp từ đơn hiệu quả

Tụ điện trong quạt là gì? Nguyên nhân, cách khắc phục quạt bị hỏng tụ

Có nên mua máy lọc không khí để sử dụng cho gia đình không?

3 cách vệ sinh nồi nấu chậm đúng cách

Cách sửa lỗi thường gặp ở quạt điều hòa tại nhà

Kinh nghiệm chọn mua nồi cơm điện tốt và phù hợp với gia đình