Hướng dẫn vệ sinh vòi lấy nước của tủ lạnh lấy nước ngoài sạch sẽ

Đã bao lâu rồi bạn chưa vệ sinh vòi lấy nước ngoài tủ lạnh? Bạn đã biết cách vệ sinh vòi lấy nước tủ lạnh chưa? Nếu chưa, hãy cùng chugns tôi tham khảo ngay cách vệ sinh vòi lấy nước sạch sẽ và nhanh chóng trong bài viết này nhé!

Hướng dẫn vệ sinh vòi lấy nước của tủ lạnh lấy nước ngoài

Vệ sinh vòi lấy nước ngoài của tủ lạnh

Bắt đầu vệ sinh vòi lấy nước ngoài theo 4 bước dưới đây:

Bước 1: chuẩn bị một bát nước và đổ khoảng 2 giọt nước rửa chén vào bát. Nếu không muốn dùng xà phòng, bạn vẫn có thể sử dụng nước ấm và giấm, trộn theo tỉ lệ 1:1.

Bước 2: dùng cọ vệ sinh nhúng vào hỗn hợp vừa pha và khuấy đều để tạo bọt.

Bước 3: bắt đầu dùng cọ vệ sinh chà nhẹ vào vòi lấy nước tủ lạnh khoảng 10 - 15 giây. Sau đó rửa sạch cọ và tiếp túc nhúng vào hỗn hợp để vệ sinh, cho đến khi sạch hết các vết bẩn.

Bước 4: cuối cùng xả bằng nước sạch khoảng 1 phút cho đến khi nước trong trở lại.

Vệ sinh bề mặt ngăn lấy nước ngoài

Tiếp đến là vệ sinh bề mặt ngăn lấy nước ngoài, bằng các bước như sau:

Bước 1: trộn đều hỗn hợp giấm và nước theo tỷ lệ 1:1 vào một chiếc bát nhỏ.

Bước 2: dùng khăn giấy nhúng vào hỗn hợp đã pha, sau đó lau sạch bề mặt của bình để loại bỏ các vết cặn bã. Nếu phần bên ngoài của vòi nước bám bẩn, bạn có thể dùng khăn giấy nhúng vào xà phòng hoặc hỗn hợp giấm và nước ấm để lau sạch.

Trong quá trình vệ sinh có thể bạn sẽ ngửi thấy mùi nồng của giấm, nhưng nó sẽ bốc hơi nhanh và biến mất.

Bước 3: tiến hành tháo khay đựng nước ra, ngâm trong hỗn hợp giấm và nước sạch trong vòng 15 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước và lắp lại vị trí cũ.

Lưu ý: trước khi lắp bạn cần dùng khăn giấy khô lau sạch nước, tránh nấm mốc và vi khuẩn tích tụ. Nếu các vết bẩn cứng đầu khó vệ sinh, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng mới để chà sạch nhé!

Vệ sinh đường ống cấp nước của tủ lạnh

Cuối cùng là vệ sinh bộ phận đường ống cấp nước bằng các cách sau:

Bước 1: đầu tiên bạn cần ngắt nguồn điện của tủ lạnh. Tiếp đến, hãy kéo tủ lạnh ra khỏi tường và tìm van ở đáy tủ lạnh, xoay van theo chiều kim đồng hồ để khoá van cấp nước cho tủ lạnh.

Lưu ý: bước này chỉ áp dụng khi tủ lạnh được lấy nước trực tiếp từ ống sinh hoạt của gia đình.

Bước 2: để vệ sinh đường ống cấp nước, bạn dùng hỗn hợp giấm và nước đổ vào đường ống. Tuy nhiên bạn cần ngắt kết nối đường nước hoặc ống màu trắng khỏi van, nhưng vẫn để kết nối với vòi lấy nước ngoài của tủ lạnh.

Bước 3: sau khi vệ sinh bằng hỗn hợp giấm trong vòng 10 phút. Hãy đổ nước sạch vào đường ống và tiếp tục chờ khoảng 10 phút, sau đó xả sạch nước.

Bước 4: tiến hành lắp lại đường ống và cắm điện để tiếp tục sử dụng. Nếu bộ lọc nước đã lâu chưa thay thì bạn cần phải thay ngay để đảm bảo vệ sinh.

Bước 5: hãy tiếp tục xả nước qua vòi cấp nước cho đến khi nước trong và không còn ngửi thấy mùi giấm.

Những lưu ý khi vệ sinh vòi lấy nước của tủ lạnh lấy nước ngoài

Bên cạnh đó, khi vệ sinh vòi lấy nước ngoài tủ lạnh bạn cần chú ý 2 điều sau:

  • Nếu vòi lấy nước ngoài tủ lạnh có bộ phận làm đá tự động, bạn cũng nên loại bỏ đá đã làm trước đó. Vì trong quá trình vệ sinh có thể đá đã bị bám giấm và cặn bẩn.
  • Nên vệ sinh vòi lấy nước tủ lạnh thường xuyên 1 lần/tháng để đảm bảo sạch sẽ và ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ.

Tin liên quan

Nguyên nhân và cách khắc phục tủ lạnh Hitachi báo lỗi F1 05 nhanh chóng

Nguyên nhân và cách khắc phục tủ mát bị đổ mồ hôi

Tổng hợp mã lỗi tủ lạnh LG thường gặp

5 lý do nên mua tủ đông 1 ngăn 1 cánh Sanaky cho gia đình bạn

Nguyên nhân và cách khắc phục tủ đông bị chảy nước

Các loại gas dùng trên tủ lạnh

3 mẹo hay giúp tủ lạnh nhà bạn hạn chế đóng tuyết

Nguyên nhân khiến tủ lạnh phát nổ?

Cách khắc phục tủ lạnh bị hở, đóng không kín

Nguyên nhân và cách xử lý khi tủ lạnh bị sốc gas