Cách sửa lỗi Timer của điều hòa Panasonic

Hãy cùng Bệnh viện Điện Máy tham khảo ngay nguyên nhân và cách khắc phục lỗi điều hòa Panasonic báo lỗi Time nhé!

Điều hòa Panasonic báo lỗi Timer là gì?

Điều hòa Panasonic báo lỗi Timer là lỗi về đèn Timer của điều hòa nhấp nháy màu đỏ vàng. Lỗi này xuất hiện chủ yếu trên dòng điều hòa Panasonic Inverter thế hệ mới, có chức năng chính là đèn hiển thị trạng thái.

Ngoài ra, đèn Timer còn có vai trò hiển thị lỗi mỗi khi điều hòa gặp vấn đề. Số lần nhấp nháy và màu hiển thị của đèn sẽ tương ứng với mã lỗi khác nhau.

Nguyên nhân và cách khắc phục điều hòa Panasonic báo lỗi Timer

Nguyên nhân

Điều hòa Panasonic bạn đang dùng nháy đèn timer liên tục một lúc thì ngừng hoạt động, dấu hiệu này báo hiệu điều hòa đang bị lỗi kỹ thuật. Nguyên nhân có thể là:

  • Quạt dàn lạnh bị hỏng: Hơi lạnh không được thổi ra một cách hiệu quả, làm điều hòa yếu, không lạnh.
  • Điều hòa thiếu gas: Mối nối trên ống đồng bị hở hoặc xì gas, lúc này đèn timer sẽ báo đỏ liên tục.
  • Block điều hòa bị hỏng: Đây là một trong những bộ phận quan trọng của điều hòa, giúp hoạt động hiệu quả.
  • Board mạch bị lỗi: Đây là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của thiết bị, khi bị lỗi như bị đứt dây điện, nhiều bụi bẩn,... sẽ làm máy chạy sai chương trình, hoạt động không hiệu quả.
  • Máy bị bám bụi bẩn lâu ngày: Lớp bụi quá dày làm cho hơi lạnh không thổi ra được nên làm cho đèn nhấp nháy báo hiệu.

Cách check mã lỗi điều hòa Panasonic khi gặp lỗi nháy đèn Timer

Điều hòa Panasonic báo lỗi Timer, nháy đèn xanh và vàng liên tục thì bạn hãy áp dụng ngay cách check mã lỗi như sau:

  • Bước 1: Bạn nhấn giữ nút Check trên remote khoảng 5 - 10 giây đến khi màn hình điều khiển nhấp nháy.
  • Bước 2: Sau đó, bạn hướng remote về điều hòa và nhấn nút Timer đến khi đèn Power sáng có tiếng tít kéo dài liên tục. Mỗi lần nhấn màn hình sẽ hiển thị số tuần tự báo ra mã lỗi mà điều hòa đang gặp và đèn Power sẽ chớp 1 lần để xác nhận là đã nhận tín hiệu.
  • Bước 3: Bạn chỉ cần nhấn giữ nút Check trong vài giây để kết thúc bước kiểm tra lỗi.
  • Bước 4: Cuối cùng, bạn ngắt nguồn điện và nhấn giữ nút AC Reset để xóa lỗi trên điều hòa và cho thiết bị hoạt động lại.

Cách sửa điều hòa Panasonic báo lỗi Timer

1. Điều hòa bị thiếu và hết gas

Điều hòa bị thiếu và hết gas là một trong những nguyên nhân phổ biến làm đèn Timer nhấp nháy vàng. Dù bạn đã chỉnh xuống nhiệt độ thấp nhất những không gian trong phòng vẫn không lạnh. Khi đó, bạn cần khắc phục bằng cách nạp gas điều hòa bổ sung.

Bạn có thể gọi thợ nạp gas điều hòa để bổ sung thêm lượng gas điều hòa bị thiếu. Đồng thời, bạn nên nhờ nhân viên kỹ thuật kiểm tra và sửa các chỗ bị hở trước khi châm thêm gas để tránh tình trạng thất thoát gas vẫn còn tiếp diễn.

2. Lỗi kết nối giữa cục nóng và cục lạnh

Nếu trên màn hình remote điều hòa hiển thị lỗi 11H thì đó chính là lỗi liên quan đến đường dây điện kết nối giữa cục nóng và cục lạnh. Đường dây kết nối đó có thể bị hư hỏng, hở đâu đó hoặc chưa được đấu đúng kỹ thuật.

Lúc này, bạn nên liên hệ trung tâm sửa chữa điều hòa hoặc bảo hành để được khắc phục kịp thời nhất. Nếu bạn là người có am hiểu về sửa chữa điều hòa thì có thực hiện theo các bước khắc phục sau:

  • Bước 1: Mở hộp điện trên dàn lạnh ra.
  • Bước 2: Đấu nối các đầu dây bên trong hộp điều khiển của dàn lạnh. Bạn đấu nối dây điện lần lượt với 4 đầu dây trong hộp điều khiển. Khi đấu nối các đầu dây, bạn nên đánh dấu đầu dây điện lại để tránh trường hợp đấu nhầm dây nguồn với dây cấp lốc.
  • Bước 3: Tháp mặt bo/ hộp và đấu nối các đầu dây trong điều khiển dàn nóng. Bên trong là các hộp điện có các ký hiệu và vị trí sắp xếp tương tự hộp điều khiển cục lạnh. Bạn chỉ cần đấu lần lượt các dây đánh dấu.

3. Block điều hòa bị lỗi

Bạn kiểm tra và thấy màn hình remote báo lỗi 90F, 91F, 93F, 95F, 96F, 97F, 98F, 99F. Đồng thời, bạn thấy điều hòa hoạt động bình thường nhưng hơi thổi ra không lạnh, nhiệt độ phòng lúc nóng lúc lạnh, dàn nóng lạnh phát ra tiếng kêu.

Đó là những lỗi liên quan đến block điều hòa. Bạn nên liên hệ ngay với trung tâm bảo hành để được kiểm tra và sửa chữa hoặc thay block điều hòa mới.

4. Lỗi mainboard điều khiển

Đây là nguyên nhân phổ biến và khá phức tạp, nếu không có am hiểu về kỹ thuật sửa chữa thì sẽ làm ảnh hưởng đến những bộ phận khác. Vì thế bạn nên nhờ nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra board mạch của điều hòa để bảo dưỡng kịp thời, thay dây điện nếu đứt.

Bạn có thể nhận biết lỗi mainboard điều khiển qua các hiện tượng sau:

  • Các nút bấm trên bảng điều khiển không ăn.
  • Hoạt động sai chương trình sau khi điều chỉnh.
  • Máy không hoạt động dù nguồn điện vẫn ổn.
  • Máy hoạt động nhưng đèn nguồn không hiển thị.
  • Máy báo kêu bíp bíp và bàn phím sáng lên tất cả đèn.
  • Máy không thể điều chỉnh một số chức năng.

Xem thêm: Sửa chữa điều hòa tại Vinh

Tin liên quan

Nguyên nhân và cách khắc phục Lỗi J3 điều hòa Daikin

Hướng dẫn cách reset điều hòa áp dụng cho tất cả các dòng máy

7 vị trí lắp đặt điều hòa hợp lý cực hay có thể bạn chưa biết

Cách khắc phục máy lạnh tự ngắt khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao

Tổng hợp bảng mã lỗi điều hòa Kangaroo

3 lý do nên chọn điều hòa tủ đứng cho phòng khách

Top 5 hãng điều hòa tốt nhất thị trường Việt Nam hiện nay

Cách khắc phục cục nóng điều hòa bị đóng tuyết

Cách vệ sinh điều hòa áp trần tại nhà đơn giản nhất

5 nguyên nhân có thể khiến bo mạch điều hòa bị hỏng